Chủ Nhật, Tháng Mười Hai 10, 2023
thevangtv
HomeNews'Chia sẻ' hay 'chia xẻ', đừng để nhầm lẫn đáng tiếc

‘Chia sẻ’ hay ‘chia xẻ’, đừng để nhầm lẫn đáng tiếc

‘Chia sẻ’ hay ‘Chia xẻ.’, đừng để nhầm lẫn đáng tiếc

Đáng chú ý, những người mắc lỗi này thuộc đủ mọi trình độ, kể cả người cầm bút chuyên nghiệp, có học hàm học vị cao.

Trong tiếng Việt, “Chia sẻ.” và “Chia xẻ.” là hai từ thường bị dùng lẫn lộn hoặc đánh đồng làm một, dẫn đến lỗi sai chính tả. Đáng chú ý, những người mắc lỗi này thuộc đủ mọi trình độ, kể cả người cầm bút chuyên nghiệp, có học hàm học vị cao. Thậm chí ngay cả người hoạt động trong lĩnh vực ngôn ngữ và biên soạn từ điển chính tả cũng nhầm lẫn, viết sai. Ví dụ:.

Trên mạng xã hội Facebook, một người đưa ra thắc mắc: “Em cũng rất băn khoăn với từ “Chia sẻ.” theo nghĩa hiện hành. Nếu viết “Chia xẻ.” họ bảo sai theo quy tắc chính tả bây giờ, dù rằng phải “xẻ” mới chia được”.

PGS.TS Ngôn ngữ học Lê Đức Luận (Đại học Đà Nẵng) cho rằng, chỉ có “Chia xẻ.” chứ không có “Chia sẻ.”. Trong một bình luận trên Facebook, ông viết: “Viết sai chính tả là chuyện ai cũng vấp ít nhất một lần. Người miền Bắc có cái sai mà bây giờ thành đúng, như màu thành mầu, tàu thành tầu, xẻ thành sẻ, trong Chia sẻ. và mặc nhiên thừa nhận”. Và ông lý luận: “Chia tức là phải xẻ ra, còn sẻ không có nghĩa gì cả. Chia mà không xẻ ra thì không chia được”.

GS.TS – Nhà biên soạn từ điển Nguyễn Văn Khang lại coi “Chia sẻ.” và “Chia xẻ.” chỉ là một từ với hai dạng chính tả đều được chấp nhận. Điều này dẫn đến lẫn lộn lung tung:.

– Trong “Từ điển chính tả tiếng Việt” (NXB Đại học Quốc gia Hà Nội – 2018) Nguyễn Văn Khang chỉ dẫn “Chia xẻ. = Chia sẻ.”; viết thành ngữ “nhường cơm sẻ áo” thành “nhường cơm xẻ áo”.

– Đến sách “Từ điển thành ngữ tục ngữ Việt Hán”, với trường hợp đáng lẽ phải dùng “Chia xẻ.”, thì Nguyễn Văn Khang lại dùng “Chia sẻ.”; ngược lại đáng lẽ phải viết “Chia sẻ.” mới đúng, thì ông lại dùng “Chia xẻ.”. Ví dụ, ông viết: “chia năm sẻ bảy” trong tiếng Việt đồng nghĩa với “四分五裂” (tứ phân ngũ liệt) trong tiếng Hán; trong khi viết đúng phải là “chia năm xẻ bảy”, vì “Chia xẻ.” mới có nghĩa là “phân liệt” 分 裂 (chia cắt).

Tham Khảo Thêm:  Giá vàng hôm nay 10/10/2023: Vàng SJC vọt tăng cao

Ở một mục khác, Nguyễn Văn Khang lại chọn cách viết “chia ngọt xẻ bùi” trong tiếng Việt để đối chiếu với “同甘共苦” (đồng cam cộng khổ), “分甘共苦” (phân cam cộng khổ) và “有福共享” (hữu phúc cộng hưởng) trong tiếng Hán. Tuy nhiên, viết đúng phải là “sẻ bùi”, vì “sẻ” ở đây là “Chia sẻ.”, “san sẻ”, cùng hưởng cùng chịu, tương ứng với “đồng cam” 同甘, “phân cam” 分甘, “cộng hưởng” 共享, phân hưởng 分享 (cùng hưởng vị ngọt, đắng; tỉ dụ có phúc cùng hưởng, hoạn nạn cùng chịu) trong tiếng Hán.

Khi chúng ta Chia sẻ. thông tin, Chia sẻ. bài vở, thì thông tin, bài vở ấy không hề bị xé ra, xẻ ra, không bị vơi bớt đi. Bởi vì “Chia sẻ.” này có nghĩa là cùng đọc, cùng thu nhận thông tin với nhau, chứ không có nghĩa là chia phần.

Còn “sẻ áo” trong “nhường cơm sẻ áo” nghĩa là Chia sẻ., san sẻ, giúp cho nhau về cái mặc, cùng nhau chung hưởng (thế nên còn có dị bản “sẻ cơm nhường áo”; “Thương nhau chia củ sắn lùi/Bát cơm sẻ nửa chăn sui đắp cùng” – Tố Hữu). Còn “xẻ áo”, chỉ có nghĩa là cắt, xé, xẻ cái áo ra làm nhiều mảnh.

Như vậy, cái lý “chia tức là phải xẻ ra, còn sẻ không có nghĩa gì cả. Chia mà không xẻ ra thì không chia được”, không thể đứng vững.

Vậy khi nào thì dùng “Chia sẻ.”, khi nào thì dùng “Chia xẻ.”? Cách đơn giản để phân biệt giữa “Chia sẻ.” và “Chia xẻ.” như thế nào?

– Chia sẻ: Khi chúng ta diễn tả việc chia với nhau để cùng hưởng hoặc cùng chịu thì dùng Chia sẻ.. Sự Chia sẻ. này thường mang ý nghĩa tích cực.

Ta hãy nhớ một cách máy móc rằng, sẻ đây là san sẻ, san sớt. Vì san sẻ, san sớt không thể viết thành xan xẻ, xan xớt, nên Chia sẻ. cũng không thể viết thành Chia xẻ..

– Chia xẻ: Khi diễn tả sự gì bị chia cắt, bị xé lẻ thành nhiều phần, làm cho một chỉnh thể nào đó không còn nguyên một mảnh, một khối nữa, thì dùng Chia xẻ.. Sự Chia xẻ. này thường mang nghĩa tiêu cực. Ví dụ: Lãnh thổ bị chia năm xẻ bảy; Mảnh đất bị Chia xẻ. ra làm nhiều miếng; Lực lượng bị Chia xẻ. ra nhiều nơi.

Tham Khảo Thêm:  Brazil – Mexico: Vạn sự khởi đầu nan

Ta hãy ghi nhớ Chia xẻ. đây là cắt xẻ, xé lẻ ra từng mảnh, nên phải viết giống xẻ trong xẻ gỗ.

Như vậy, Chia sẻ. và Chia xẻ. là hai từ mang hai nghĩa khác nhau, không thể thay thế cho nhau trong mọi trường hợp.

Tiếng Việt – Văn Việt – Người Việt là chuyên mục mới trên báo Nông nghiệp Việt Nam, được đặt theo tên một cuốn sách của Giáo sư Cao Xuân Hạo, nhà ngữ học và là một trí thức tinh hoa của đất nước.

Tên chuyên mục cũng nói hộ sự kỳ vọng kiến tạo và chấn hưng những giá trị đang bị xô lệch bởi cơn bão thời đại vốn lẫn nhiều gió độc. Ở đây, các nhà nghiên cứu và người Việt nói chung quan tâm đến văn hóa dân tộc sẽ góp tiếng nói sâu sắc, chính trực trong một khát vọng chung nhằm góp phần xây dựng những nền tảng quan yếu cho một xã hội tốt đẹp trong hiện tại và cho tương lai.

Rất mong nhận được sự ủng hộ, Chia sẻ. và cộng tác của những bậc thức giả cùng bạn đọc yêu mến!

Bài viết cho chuyên mục xin được gửi về Báo Nông nghiệp Việt Nam, 14 Ngô Quyền, Hà Nội. Email: [email protected].

Hoặc liên hệ người phụ trách chuyên mục: Ông Tô Đức Huy, Trưởng ban Thư ký Tòa soạn; Điện thoại: 0913.378.918; Email: [email protected].

NNVN

Bạn đang đọc bài viết ‘Chia sẻ’ hay ‘Chia xẻ.’, đừng để nhầm lẫn đáng tiếc tại chuyên mục Tiếng Việt – Văn Việt – Người Việt của Báo Nông Nghiệp Việt Nam. Mọi thông tin góp ý và Chia sẻ. với Báo Nông nghiệp Việt Nam xin vui lòng gửi về hòm thư số điện thoại, zalo: 0369024447.

Hoàng Tuấn Công.

tin liên quan

  • ‘Tao khang’ trong ‘nghĩa tao khang’ là gì?
  • ‘Ba họ’ là ba ‘họ’ hay ba ‘đời’?
  • Chia sẻ.
  • Chia xẻ.
  • Chia sẻ. hay Chia xẻ.
  • Học tiếng Anh với người nước ngoài - coi chừng tiền mất tật mang
    Học tiếng Anh với người nước ngoài - coi chừng tiền mất tật mang

  • Học tiếng Anh với người nước ngoài - coi chừng tiền mất tật mang

    GS.TS Andrea Hoa Pham: Khi ghi danh cho con mình học thêm tiếng Anh với ‘người nước ngoài’, phụ huynh cần biết rõ ‘lai lịch’ và khả năng của người dạy.

    Tham Khảo Thêm:  Soi kèo Sevilla vs Arsenal, 2h00 ngày 25/10/2023
  • Người Cor ăn tết mừng lúa mới

    Cộng đồng người Cor hiện còn lưu giữ nhiều di sản văn hóa đặc sắc, trong đó lễ hội mừng mùa có ý nghĩa tương đương như Tết Nguyên đán của người Việt…

  • Những guồng xe nước - hoài niệm một thời

    Từ rất lâu, những guồng xe nước trên sông Vệ, đặc biệt là trên sông Trà Khúc đã trở thành biểu tượng của đức tính kiên trì, bền bỉ của người nông dân Quảng Ngãi.

  • Doanh nhân trở thành tác giả bước vào thị trường sách

    Doanh nhân Phan Minh Thông: Khi xuất bản cuốn sách ‘Sáng tạo không giới hạn trong kinh doanh’ vào năm 2017, tôi khá lo lắng. Không biết người ta có thích sách doanh nhân viết không?

  • Những bài đăng báo cuối cùng của cụ Lương Văn Can: [Kỳ 3] Cái thái độ ôn hòa của người Việt

    Trong xã hội tất phải có thái độ ôn hòa, tình thân ái mới đậm đà, dây liên lạc của đồng bào mới khăng khít, kẻ nam người bắc coi nhau như một nhà,…

  • Những bài đăng báo cuối cùng của cụ Lương Văn Can: [Kỳ 2] Quan tham bởi đâu?

    Quan thanh liêm thì pháp luật mới công bằng, quan tham thì pháp luật không khỏi thiên lệch, pháp luật công bằng thì nước thịnh yên, pháp luật thiên lệch thì nước suy dân hại…

  • Tuyển tập truyện ngắn như một cuộc điểm danh tác giả mới

    Tuyển tập truyện ngắn do Nhà xuất bản Văn Học ấn hành nhân dịp kỷ niệm 5 năm thành lập Công ty sách Sbooks, đã hé lộ nhiều gương mặt văn chương mới.

  • Những bài đăng báo cuối cùng của cụ Lương Văn Can: [Kỳ 1] Bút danh N.C, Lương Ôn Như là ai?

    Chúng tôi tìm thấy khoảng gần 30 bài báo kí tên N.C mang những tiêu đề rất tiêu biểu cho con người yêu nước, thương dân và nặng lòng với văn hóa dân tộc…

  • Nhà văn Hoàng Minh Tường: Bí mật của ông 'lắm người nhiều ma'

    Sau khi tiểu thuyết ‘Mảnh đất lắm người nhiều ma’ xuất bản và liền ngay năm đó được giải nhất về tiểu thuyết của Hội Nhà văn Việt Nam, tên tuổi Nguyễn Khắc Trường nổi như cồn. Ông trở thành biểu tượng, thành nhân vật số một của tỉnh Bắc Thái (cũ).

  • Chúng tôi đã chọn nơi này, quê hương

    Những địa danh Cần Thơ nói riêng hay Nam Bộ nói chung, thường gắn với chữ CÁI. Và phải mất nhiều năm tôi mới hiểu được một chút về chữ này.

  • Từ Ô Môn đến Bình Thủy

    Năm 1977, chúng tôi về Ô Môn xây dựng Viện Lúa, khi ấy khuôn viên 360ha là cánh đồng hoang còn rất nhiều lung đìa. Mùa tát cá sau Tết là hấp dẫn nhất…

  • Thành phố có kênh rạch đẹp nhất thế giới

    Năm 2019, tổ chức Getty Images xếp Cần Thơ là một trong 15 thành phố có kênh rạch đẹp nhất thế giới, sánh vai cùng Venice, St. Petersburg, Amsterdam, Bruges, Florida…

  • Nhận thông báo khi bài viết có sự thay đổi

    Giúp nongnghiep.vn sửa lỗi !

    admin
    adminhttp://cakhiatv.bet
    Tìm hiểu về tác giả Trần Khánh và sự đóng góp của ông trong lĩnh vực của mình. Trần Khánh là một tác giả có uy tín, đồng thời là thành viên quan trọng trong đội ngũ cakhiatv.bet.
    RELATED ARTICLES

    Most Popular

    Recent Comments