Chủ Nhật, Tháng Mười Hai 10, 2023
thevangtv
HomeNewsChuyện xây Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Chuyện xây Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Chuyện xây Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười và nguyên Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Mạnh Kiểm kể chuyện xây Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh với phóng viên nhân dịp NNVN ra số báo đặc biệt. Trân trọng giới thiệu tới bạn đọc.

Lăng chủ tịch Hồ Chí Minh

Ngày 2/9 năm nay, kỷ niệm 65 năm Cách mạng Tháng 8 và Quốc khánh nước CHXHCN Việt Nam, cũng là kỷ niệm 41 năm ngày mất của Chủ tịch Hồ Chí Minh và kỷ niệm 35 ngày khánh thành Lăng của Người.

Ngày ngày dòng người từ khắp các miền quê trong thương nhớ, vẫn thành kính vào Lăng viếng Bác. Theo Ban quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, ước tính mỗi tuần có hơn 15.000 người, những ngày nghỉ, ngày lễ – vào dịp kỷ niệm đặc biệt như 19/5 và 2/9 – mỗi ngày có tới hàng vạn người về thăm Lăng Bác. Thế nhưng chuyện của những người xây dựng Lăng Bác như thế nào thì ít người biết và không không nhiều người biết, Trưởng Ban xây dựng Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh chính là đồng chí Đỗ Mười, nguyên Phó Thủ tướng, nguyên Bộ trưởng Bộ Xây dựng (1973 – 1977), nguyên Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (1991 -1997).

Một ngày đầu thu, chúng tôi có dịp đến thăm đồng chí Đỗ Mười tại nhà riêng và được nghe ông kể lại những tháng năm đảm nhiệm chức trách Trưởng ban xây dựng Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, một nhiệm vụ lớn lao và vinh dự trong cuộc đời của ông. Đồng chí Đỗ Mười kể rằng, ngày Bác mất, với tấm lòng kính yêu vô hạn và đời đời nhớ ơn Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, thể theo ý nguyện rất thiết tha của toàn Đảng, toàn dân, khi Người qua đời, Đảng và Nhà nước đã ra quyết định giữ gìn lâu dài thi hài Bác và xây dựng Lăng của Người. Ngày 19/10/1970, bản dự thảo “Nhiệm vụ thiết kế Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh” do các chuyên gia Việt Nam và Liên Xô đã soạn thảo được thông qua. Bộ Quốc phòng được giao nhiệm vụ chủ quản công trình khi xây dựng xong và phụ trách lắp ráp toàn bộ thiết bị bên trong công trình. Lực lượng cán bộ kỹ thuật, công nhân Việt Nam, với sự giúp đỡ của chuyên gia Liên Xô xây dựng Công trình Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Ngày 5/2/1972, Thủ tướng Chính phủ giao nhiệm vụ cho cán bộ, các ngành, các địa phương tham gia xây dựng công trình, lực lượng nòng cốt là Bộ Kiến trúc (sau này là Bộ Xây dựng) và Bộ Quốc phòng. Giữa lúc hàng ngàn người đang sẵn sàng bắt tay vào việc xây Lăng thì Mỹ ném bom trở lại miền Bắc (16/4/1972). Công việc xây dựng theo kế hoạch phải tạm dừng.

Ngày 28/1/1973, tin ký kết Hiệp định Pa-ri được công bố trên Đài tiếng nói Việt Nam, công việc xây dựng Lăng được tái khởi động.

Tham Khảo Thêm:  Israel kêu gọi công dân rời khỏi Ai Cập và Jordan, tránh đi du lịch tới Marocco

Đồng chí Đỗ Mười kể: Tôi còn nhớ ngày 18/6/1973, tám giờ sáng, các ông Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Hoàng Quốc Việt, Võ Nguyên Giáp… Tiến hành tháo dỡ lễ đài Ba Đình cũ, chính tại nơi đây, ngày 2/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập, trước quốc dân đồng bào, để ngày 2/9 năm ấy, lễ khởi công xây dựng Lăng Hồ Chủ tịch đã diễn ra giữa một rừng cờ, khẩu hiệu và hàng ngàn công nhân công trường.

Ngày ấy đất nước vẫn chiến tranh, kinh tế còn khó khăn nhưng với tấm lòng kính yêu Bác, cả nước dồn công của cho công việc dựng xây. Cát được lấy từ suối Kim Bôi ở Hòa Bình, đá cuội lấy từ suối Sơn Dương – Chiêm Hóa, đá nhồi, đá hồng ngọc từ Thanh Hóa, đá hoa, cẩm thạch từ Chùa Thầy và đá đỏ, đá hoa cương từ Ngũ Hành Sơn, đá ngọc từ Cao Bằng, cùng 16 loại gỗ quý ở dọc đường Trường Sơn.

Đồng chí Đỗ Mười kể tiếp: Trong suốt thời gian xây dựng Lăng từ năm 1973 đến năm 1975 cũng là giai đoạn cuối cuộc chiến tranh chống Mỹ. Chính tôi là người chỉ đạo xây dựng công trình, cũng không thể ngờ năm 1975 nước nhà thống nhất, cũng là năm khánh thành Lăng, kịp đón đồng bào miền Nam ra viếng Người.

Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh là một công trình xây dựng không thể tính bằng tiền mà tính bằng những tấm lòng của nhân dân; những gỗ, đá của cả non sông, trang trọng dành cho một con người đã hy sinh, dành trọn đời cho nền độc lập của Tổ quốc.

Từ điển Bách khoa thế giới của Anh giới thiệu lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh như là một mẫu kiến trúc độc đáo nhất thế giới. Vì không nơi nào có một công trình xây lăng tẩm, lại được xây dựng bằng cát, đá, gỗ nói chung là vật liệu, được chính lòng dân tuyển chọn khắp non sông đem đến cho công trình.

Với quyết tâm xây dựng Lăng trong 3 năm, cần hàng vạn tấn xi măng mác cao, ngày đó nước ta chưa sản xuất được loại xi măng này, nếu nhập từ Liên Xô đi tàu biển về Việt Nam, thì không thể hoàn thành việc xây Lăng vào năm 1975. Đồng chí Đỗ Mười nói với cán bộ công nhân trên công trường rằng: Đây là nhiệm vụ nhưng cũng rất vinh dự cho chúng ta được xây nhà cho Bác, phải làm thật chất lượng, thật khẩn trương để khi đất nước thống nhất đón đồng bào cả nước và bạn bè quốc tế về viếng thăm Bác.

Có thể thay thế xi măng Liên Xô bằng xi măng sản xuất trong nước không? Đồng chí Đỗ Mười hỏi ông Nguyễn Mạnh Kiểm, ngày ấy là Viện phó Viện Vật liệu xây dựng, được giao phụ trách phòng nghiên cứu chất lượng xây Lăng Bác.

Ông Kiểm suy nghĩ rồi mạnh dạn trả lời:.

– Báo cáo Phó Thủ tướng, có khả năng làm được. Nhưng mình phải điều chỉnh kỹ thuật sản xuất để đạt tiêu chuẩn xi măng mác cao như của Liên Xô.

Nghe vậy đồng chí Đỗ Mười rất mừng, ông nói với ông Kiểm:.

– Nếu thế thì tốt quá, cậu về bàn ngay với Viện, Tổng cục Hóa chất và Nhà máy xi măng Hải Phòng, ta làm thí nghiệm để có kết luận sớm cho tôi để trả lời với Ban có phải nhập xi măng không? Công trình xây khẩn trương 3 năm phải xong nên chất lượng xi măng là quan trọng lắm.

Tham Khảo Thêm:  Rio Ferdinand cảnh báo Antony trước ngày ra mắt MU

Ông Kiểm nhớ lại:.

– Thấy đồng chí Đỗ Mười tâm huyết như vậy, tôi bỗng can đảm lên, bước ngay vào việc chỉ đạo sản xuất thử xi măng mác cao. Chúng tôi điều chỉnh chế độ nung đốt, điều chỉnh các thông số kỹ thuật và đã cho ra đời thành công mẻ xi măng mắc 600. Sau thí nghiệm thành công tôi đến báo cáo với đồng chí Đỗ Mười: Sản xuất thử thành công rồi, báo cáo Phó Thủ tướng, mình tự làm xi măng mác cao được.

Đồng chí Đỗ Mười khen: Các cậu giỏi thật, sản xuất thành công xi măng mác cao tôi rất mừng nhưng vẫn phải làm thử vài lần nữa. Tự sản xuất được xi măng thì tốt rồi, mình biết phát huy tính tự lực tự cường, không phải nhập xi măng của nước bạn nữa, chủ động được xi măng có nghĩa là chắc chắn sẽ xây dựng Lăng xong trong 3 năm.

Nhớ lại chuyện này, ông Kiểm nhận xét: Nhờ có ý kiến của đồng chí Đỗ Mười, ngành xây dựng nước ta vươn lên tự sản xuất được xi măng mác cao, đó là yếu tố quyết định góp phần chỉ trong 2 năm, việc xây Lăng Bác đã hoàn thành và mở ra con đường Việt Nam sản xuất được xi măng chất lượng cao, phục vụ việc xây dựng những công trình lớn sau thống nhất nước nhà .

Sau câu chuyện Việt Nam tự sản xuất xi măng mác cao xây dựng Lăng Bác, với trách nhiệm Trưởng ban xây dựng Lăng, ông Đỗ Mười lại có băn khoăn lo lắng lượng phóng xạ của các vật liệu xây dựng lăng có ảnh hưởng đến thi hài của Bác không? Ông Đỗ Mười lại giao nhiệm vụ này cho ông Nguyễn Mạnh Kiểm tập hợp mẫu các vật liệu xây dựng sang Liên Xô nhờ thử phóng xạ. Kết quả các vật liệu xây dựng Lăng Bác qua kiểm nghiệm phóng xạ tại Liên Xô “thấp dưới mức cho phép”.

Ngoài câu chuyện xây dựng Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, đồng chí Đỗ Mười cũng có những quan điểm riêng góp ý cho kiến trúc tổng thể quanh Lăng. Theo ý kiến của kiến trúc sư Nga thì xây dựng sân quảng trường Lăng Bác hoàn toàn bằng bê tông; đồng chí Đỗ Mười xem xong thiết kế đề nghị kiến trúc sư thay toàn bộ thành những ô cỏ xanh trước Lăng Bác. Ý kiến của ông Đỗ Mười được chấp nhận.

Ngày nay đến thăm Lăng, dạo quanh Lăng, chúng ta có thể ngắm nhiều hàng cây biểu trưng cho khắp vùng miền đất nước, như tre Cao Bằng, chò nâu Đền Hùng, hoa ban Điện Biên. Hai bên cửa Lăng là hai cây hoa đại tượng trưng cho sự trong sáng, thanh cao. Phía trước và phía sau Lăng trồng 79 cây vạn tuế tượng trưng cho 79 năm tuổi của Hồ Chủ tịch (1890 -1969). Hai bên phía nam và bắc của Lăng là hai khóm tre ngà, loại cây biểu tượng cho nước Việt Nam, còn phía trước Lăng là một thảm cỏ dài 380 mét chia thành 240 ô vuông xanh tươi, đó là thảm cỏ được thay thế sân bê tông theo đề nghị của đồng chí Đỗ Mười, Trưởng Ban chỉ huy xây dựng Lăng Bác.

Bạn đang đọc bài viết Chuyện xây Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh tại chuyên mục Phóng sự của Báo Nông Nghiệp Việt Nam. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ với Báo Nông nghiệp Việt Nam xin vui lòng gửi về hòm thư số điện thoại, zalo: 0369024447.

Nghiêm Thị Hằng.

Tham Khảo Thêm:  Hệ thống Co.op Food của Saigon Co.op liên tục khai trương cửa hàng mới
  • 'Tròng' chính sách 'thắt' doanh nghiệp thủy nông [Bài 4]: Tàn tạ thủy nông Bắc Thái Bình

    Sống và làm việc theo con nước, chẳng ngại hiểm nguy lúc ‘sóng cuộn, triều dâng’ nhưng từ khi thủy lợi chuyển sang dịch vụ, cuộc sống công nhân thủy nông khó khăn chồng chất.

  • Chuyện về hai phụ nữ có 'bàn tay vàng' [Bài 2]: Người cạo mủ giỏi nhất Tập đoàn Cao su

    Thân hình nhỏ nhắn, bàn tay cũng nhỏ nhắn, nhưng cô đã chạy đua thể lực và kỹ thuật, vượt qua gần 300 thí sinh để giành giải cao nhất cuộc thi tầm cỡ.

  • Chuyện về hai phụ nữ có 'bàn tay vàng' [Bài 1]: Hạnh phúc là những gì tôi đang có!

    Điểm chung là ở đơn vị, họ đều có thành tích nổi bật, còn ở nhà họ cũng rất giỏi ‘vun vén’, chăm lo cho tổ ấm của mình. Với họ, đó là hạnh phúc.

  • Chị Lanh mua máy bay!

    Tin chị Lanh mua máy bay là thật chứ không còn là tin đồn. Môt cụ cao niên trong làng quả quyết: ‘Nó mua rồi, mua thật. Không tin cứ vào nhà nó mà xem!’.

  • Chàng trai 9x làm bừng sáng bản Mông Suối Giàng

    Chàng trai 9x giúp người Mông ở Suối Giàng biết làm du lịch, biết rằng chỉ cần chiến thắng vài tật xấu, cuộc sống sẽ tươi đẹp hơn rất nhiều.

  • Vùng đất tổ của người Thái đen

    Nói đến người Thái là nói đến Nghĩa Lộ và ngược lại, bởi thung lũng Mường Lò chính là vùng đất tổ của người Thái đen.

  • Nghị quyết chiếc khèn Mông

    Nhà Thào Cáng Súa nằm chênh vênh trên một quả đồi, sớm tối đều nghe tiếng khèn Mông văng vẳng. Ngày nào im ắng, hiểu rằng lão lại đang vác khèn đi đâu đó.

  • Danh thắng của người Mông

    Người Mông trên đỉnh Mù Cang Chải quý ruộng hơn sinh mạng và chính tình yêu ấy đã tạo nên danh thắng Mù Cang Chải, di tích quốc gia đặc biệt.

  • Trắng đêm truy quét gà giống lậu

    3 mũi trinh sát âm thầm len lỏi vào các bản làng, đường mòn lối mở trên địa bàn xã Tú Mịch, Tú Đoạn để ‘cất mẻ lưới’ 1.800 con gà chíp Tàu.

  • Tội ác bên trong rừng thông Tây Nguyên: [Bài 1] Bãi gỗ thông cổ thụ bên bìa rừng Đạ Sar

    Gần chục ha rừng thông Đạ Sar bị chết đứng, nhiều cây bị chặt hạ ngổn ngang ở bìa rừng… Hiện trạng tồn tại mấy năm qua tại huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng.

  • Hoan ca một dải biên thùy: [Bài 2] Những ngư phủ miền biên viễn

    Giữa miên man những cánh rừng khộp nơi miền biên viễn này, bỗng đâu hiện ra một lòng hồ rộng lớn. Nơi đây, có những ngư phủ ngày đêm miệt mài với nghề chài lưới.

  • Hoan ca một dải biên thùy: [Bài 1] Nước bạc trên cao nguyên xanh

    Cái hồ chứa lớn nhất nhì Tây Nguyên đã giải cơn khát tự ngàn đời cho miền biên viễn, cho thêm nhiều nghề mới với cộng đồng các dân tộc đang sinh sống nơi đây.

  • Đề nghị Ảrập Xêút sớm dỡ bỏ lệnh tạm đình chỉ nhập khẩu thủy sản nuôi

    Ngày 20/10, Thứ trưởng NN-PTNT Trần Thanh Nam gặp và làm việc với ông Hisham Saad Aljadhey, Tổng Giám đốc điều hành Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Ảrập Xêút.

    Khai mạc Kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XV
    [Bài 5] Bao giờ Thủy lợi Long An được tháo 'vòng kim cô'?

    Long An Những thủ tục hành chính rườm rà, trì trệ như chiếc ‘vòng kim cô’ siết chặt, khiến ngành thủy lợi Long An gặp khó, thậm chí công trình mục nát cũng không thể tháo dỡ.

    Mạng nhà nông - Hành trình tri thức hóa nông dân
    Kia ưu đãi giá mới, giảm đến 75 triệu đồng trong tháng 9

    Từ 11/9/2023, Kia áp dụng giá mới với mức điều chỉnh tương đương 50% lệ phí trước bạ. Chương trình được áp dụng tùy theo dòng xe và phiên bản.

    Drone XAG P100 Pro và khả năng phát triển nông nghiệp công nghệ cao
    Bắt đối tượng vận chuyển trái phép 18 nghìn viên ma túy

    Đối tượng Hồ A Kinh bị bắt giữ khi đang vận chuyển trái phép 18.000 viên nén hình trụ tròn màu hồng và xanh, nghi là ma túy tổng hợp.

    Đề nghị UBND TP Hà Nội lập chuyên án về vận chuyển trái phép gia cầm

    Nhận thông báo khi bài viết có sự thay đổi

    Giúp nongnghiep.vn sửa lỗi !

    admin
    adminhttp://cakhiatv.bet
    Tìm hiểu về tác giả Trần Khánh và sự đóng góp của ông trong lĩnh vực của mình. Trần Khánh là một tác giả có uy tín, đồng thời là thành viên quan trọng trong đội ngũ cakhiatv.bet.
    RELATED ARTICLES

    Most Popular

    Recent Comments