Nông nghiệp đóng góp 5,11% vào tốc độ tăng thêm của toàn nền kinh tế
Theo Tổng cục Thống kê, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,36% trong năm 2022, đóng góp 5,11% vào tốc độ tăng thêm của toàn nền kinh tế.
Trong Báo cáo tình hình kinh tế – xã hội Quý IV và năm 2022, Tổng cục Thống kê nhận xét: “Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tiếp tục thể hiện vai trò bệ đỡ của nền kinh tế”.
Bạn đang xem: Nông nghiệp đóng góp 5,11% vào tốc độ tăng thêm của toàn nền kinh tế
Cụ thể, trong Quý IV, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,85%. Trong cả năm 2022, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,36%, đóng góp 5,11% vào tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế; đồng thời vượt chỉ tiêu Chính phủ giao là tăng trưởng 2,5-2,8%.
Xếp theo từng lĩnh vực, ngành nông nghiệp tăng 2,88%, đóng góp 0,27 điểm phần trăm vào tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế; ngành lâm nghiệp tăng 6,13%, đóng góp 0,03 điểm phần trăm; ngành thủy sản tăng 4,43%, đóng góp 0,12 điểm phần trăm.
Xuất khẩu thủy sản là điểm sáng trong năm 2022 của ngành nông nghiệp. Ảnh: TL.
Về cơ cấu nền kinh tế năm 2022, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 11,88%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 38,26%; khu vực dịch vụ chiếm 41,33%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 8,53%.
Thành tích chung của toàn ngành thể hiện trên hầu hết các lĩnh vực. Một trong những điểm nhấn là sản lượng thủy sản cả năm ước đạt 9.026,3 nghìn tấn, tăng 2,7% so với năm trước. Trong đó: sản lượng thủy sản nuôi trồng ước đạt 5.163,7 nghìn tấn, tăng 6,3%; sản lượng thủy sản khai thác ước đạt 3.862,6 nghìn tấn, giảm 1,8%.
Chăn nuôi gia súc, gia cầm phát triển ổn định, dịch bệnh cơ bản được kiểm soát. Ước tính tổng số lợn của cả nước tính đến cuối tháng 12/2022 tăng 11,4% so với cùng thời điểm năm 2021; tổng số bò tăng 3,1%; tổng số gia cầm tăng 4,8%.
Diện tích rừng trồng mới tập trung năm 2022 ước đạt 300,1 nghìn ha, tăng 3,4% so với năm trước; số cây lâm nghiệp trồng phân tán đạt 101,2 triệu cây, tăng 5,3%; sản lượng củi khai thác đạt 18,6 triệu ste, tăng 0,1%; sản lượng gỗ khai thác đạt 19,7 triệu m3, tăng 7,2%.
Diện tích rừng bị thiệt hại quý IV/2022 là 234 ha, giảm 6,7% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung năm 2022, cả nước có 1.121,9 ha rừng bị thiệt hại, giảm 56,9% so với năm trước, trong đó diện tích rừng bị cháy là 41,4 ha, giảm 97,3%; diện tích rừng bị chặt, phá là 1.080,5 ha, giảm 0,8%.
Lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc ở khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản khoảng 13,9 triệu người, chiếm khoảng 27,5% tổng số lao động cả nước, và chỉ kém khu vực công nghiệp và xây dựng (17 triệu người).
Xem thêm : NSND Trung Đức tiết lộ được nhiều khán giả muốn xin một đứa con với anh
Ước tính GDP cả nước năm 2022 tăng 8,02% so với năm 2021 và đạt mức tăng cao nhất trong giai đoạn 2011-2022. GDP bình quân đầu người năm 2022 theo giá hiện hành ước đạt 95,6 triệu đồng/người, tương đương 4.110 USD, tăng 393 USD so với năm 2021.
Những ngành có mức tăng cao, đóng góp nhiều vào tốc độ tăng trưởng chung của toàn nền kinh tế là: bán buôn, bán lẻ; vận tải kho bãi; dịch vụ lưu trú và ăn uống.
Xuất nhập khẩu tiếp tục là điểm sáng trong năm nay với tổng kim ngạch ước đạt 732,5 tỷ USD, tăng 9,5% so với năm trước. Trong đó, xuất khẩu tăng 10,6%, nhập khẩu tăng 8,4%. Cán cân thương mại hàng hoá ước tính xuất siêu 11,2%. Bên cạnh đó, CPI bình quân cả năm tăng 3,15% so với năm 2021, đạt mục tiêu Quốc hội đề ra là giữ lạm phát dưới 4%.
Bạn đang đọc bài viết Nông nghiệp đóng góp 5,11% vào tốc độ tăng thêm của toàn nền kinh tế tại chuyên mục Thời sự Nông nghiệp của Báo Nông Nghiệp Việt Nam. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ với Báo Nông nghiệp Việt Nam xin vui lòng gửi về hòm thư số điện thoại, zalo: 0369024447.
Bảo Thắng.
tin liên quan
ĐBSCL Việc khai thác cát quá mức ở ĐBSCL để phục vụ các công trình xây dựng có thể mang về nguồn lợi trước mắt nhưng tổn thất rất lớn trong tương lai.
Long An Những thủ tục hành chính rườm rà, trì trệ như chiếc ‘vòng kim cô’ siết chặt, khiến ngành thủy lợi Long An gặp khó, thậm chí công trình mục nát cũng không thể tháo dỡ.
Trung tâm Chuyển đổi số và Thống kê nông nghiệp (Bộ NN-PTNT), Công ty Cổ phần Thế giới công nghệ phần mềm (Worldsoft) và Báo Nông nghiệp Việt Nam cho ra mắt nền tảng Mạng nhà nông vào ngày 21/10.
Hiện các chuỗi bán lẻ đang làm nhiều hơn sứ mệnh thu mua sản phẩm, đó là cùng địa phương nắm bắt và phản hồi tín hiệu của thị trường.
Ngày 18/10, Chủ tịch Hội Làm vườn Việt Nam Lê Quốc Doanh ký văn bản gửi các Hội thành viên, các Hội viên tổ chức, các đơn vị trực thuộc hội để triển khai Nghị quyết liên tịch với Bộ NN-PTNT.
Cần huy động đầu tư vào lĩnh vực này vì trong tương lai gần, khoa học và công nghệ dự kiến sẽ đóng góp hơn 50% tổng mức tăng trưởng của ngành nông nghiệp.
Thứ trưởng Bộ Công Thương đề nghị thành phố Trùng Khánh tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu những mặt hàng có thế mạnh (trái cây, thủy sản, nông sản khác,…).
Xem thêm : Điểm tin bóng đá sáng 1/5: MU nhắm Konrad Laimer
Quản lý tài nguyên nước tổng hợp bền vững là yếu tố then chốt ở Việt Nam và trên thế giới nhằm hỗ trợ chuyển đổi các hệ thống nông nghiệp, lương thực, thực phẩm.
Từ 16-19/10/2023, Đại hội Lúa gạo quốc tế 2023 tại Manila, Philippines sẽ cùng đàm thảo về các giải pháp chuyển đổi hệ thống lương thực, thực phẩm dựa trên lúa gạo.
Hoa hậu bò sữa Mộc Châu 2023 được tuyển chọn từ gần 90 bò sữa đẹp nhất của đơn vị chăn nuôi và Trung tâm Giống thuộc Mộc Châu Milk.
Chị Nguyễn Thị Lý ở xã Bạch Hạ, huyện Phú Xuyên, TP Hà Nội bán 2 tấn lúa Bắc Thơm số 7 cách đây 15 ngày với giá 12.000 đồng/kg, cao hơn vụ trước tới 4.000 đồng/kg.
Đại hội Lúa gạo quốc tế 2023 có chủ đề ‘Báo hiệu một kỷ nguyên của các giống lúa lai tạo ra lượng khí thải các bon thấp’.
Chính phủ trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 5 (Khóa XV) đã thiết kế quy định về phân loại đất trên cơ sở kế thừa Luật Đất đai các thời kỳ.
Từ 11/9/2023, Kia áp dụng giá mới với mức điều chỉnh tương đương 50% lệ phí trước bạ. Chương trình được áp dụng tùy theo dòng xe và phiên bản.
Nhóm du khách trải nghiệm du lịch trên xe jeep ở Khu du lịch Làng Cù Lần thì nước lũ tràn về cuốn lật xe. Vụ việc làm 2 người chết, 2 người mất tích.
QUẢNG BÌNH Bản tái định cư Bãi Dinh chênh vênh bên sườn núi Khe Xanh, bản này 20 hộ đồng bào dân tộc Khùa đang sống thấp thỏm lo sạt lở và thiếu đói.
Nhận thông báo khi bài viết có sự thay đổi
Giúp nongnghiep.vn sửa lỗi !
Nguồn: https://cakhiatv.bet
Danh mục: News