Nuôi dế Thái, ‘hái tiền’ quanh năm
GIA LAI Nuôi dế Thái có ưu điểm nhanh cho thu hoạch, mỗi năm có thể thu từ 3 – 4 lứa. Hiện Dế thương phẩm. có giá từ 55.000 – 70.000 đồng/kg, cho lợi nhuận khá.
- Chân dung lãnh đạo Liên Xô khiến chiến lược gia Mỹ ngả mũ kính phục
- Lời chúc 20/10 cho bạn bè hay, dễ thương nhất
- Du lịch cần được coi là ngành công nghiệp đóng góp lớn cho nền kinh tế
- Messi động viên Neymar sau chấn thương nghiêm trọng
- Công chúa, Thứ trưởng Ả-rập Xê-út: Sẽ cấp visa điện tử cho du khách Việt Nam
Gia đình bà Lê Thị Lộc thành công với mô hình Nuôi dế. Thái. Ảnh: Tuấn Anh.
Bạn đang xem: Nuôi dế Thái, ‘hái tiền’ quanh năm
Cũng như phần lớn hộ dân trên địa bàn thôn Nhơn Tân (xã Đăk Ta Ley, huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai), những năm trước đây, kinh tế gia đình bà Lê Thị Lộc phụ thuộc chính vào vườn cây cà phê. Tuy nhiên, thu nhập cà phê hàng năm bấp bênh, không đủ trang trải cho đời sống hàng ngày của gia đình.
Chưa kể, vào cuối năm mới thu cà phê, trong khi phân bón, vật tư nông nghiệp đều phải mua nợ nên sau khi trừ chi phí gia đình bà Lộc gần như không có dư. Sau nhiều lần đắn do suy nghĩ, bà Lộc quyết định chuyển sang đầu tư mô hình Nuôi dế. Thái.
“Sau khi xem trên mạng, tôi rất thích mô hình Nuôi dế. Thái vì thời gian sinh trưởng đến khi thu hoạch ngắn. Quan trong hơn, Nuôi dế. Thái mang lại giá trị kinh tế cao nên tôi quyết định đầu tư”, bà Lộc cho biết.
Dế Thái. cho giá trị kinh tế cao. Ảnh: Tuấn Anh.
Thời gian đầu, bà Lộc đặt giống trứng dế từ TP Pleiku về nuôi thử nghiệm 2 chuồng với số vốn hơn 1,6 triệu đồng. Sau hơn 2 tháng nuôi thử nghiệm, dế đẻ trứng và xuất bán. Nhận thấy Nuôi dế. không tốn nhiều công chăm sóc, chi phí đầu tư thấp, thức ăn cũng rất đa dạng, phong phú và có sẵn trong tự nhiên nên bà Lộc tiếp tục nuôi và mở rộng lên 5 chuồng.
Tuy nhiên, khi Nuôi dế. với số lượng lớn, bà Lộc lại gặp nhiều khó khăn, trở ngại về quy cách chuồng trại, kỹ thuật chăm sóc, nhất là việc điều tiết, kiểm soát nhiệt độ trong chuồng. Cụ thể, khi bà Lộc nhân giống lên 20 chuồng thì dế bị chết hàng loạt, không kịp trở tay.
“Ban đầu mình nuôi cũng không nắm vững được kỹ thuật nuôi như thế nào, chỉ học hỏi ở trên mạng thì không đủ. Sau 1 năm thất bại tới 4 lần, tôi cũng rút được nhiều kinh nghiệm trong Nuôi dế. và bước sang năm thứ 2 tôi đã thành công”, bà Lộc chia sẻ.
Dế Thái. sống thành đàn, cần tạo môi trường tự nhiên cho dế. Ảnh: Tuấn Anh.
Theo bà Lộc, Nuôi dế. quan trọng nhất là khâu uống nước và phải theo thời tiết. Cũng giống như con người, khi trời lạnh dế uống nước ít, trời nóng thì uống nước nhiều sẽ tốt hơn.
Dế Thái. là loài vật sống thành đàn, thích nghi với môi trường tự nhiên. Vì thế, muốn cho đàn dế phát triển nhanh, chất lượng cao, tránh được dịch bệnh, người nuôi phải chú ý đến chuồng trại, đặt nơi cao ráo, thoáng mát, sạch sẽ, tránh mưa gió. Đặc biệt, mỗi chuồng cần bố trí thêm nhánh, lá cây khô, khay giấy đựng trứng hoặc thùng phế liệu để tạo môi trường hoang dã cho dế ẩn trú và bay nhảy một cách tự nhiên.
Xem thêm : Lớp học bảo tồn chữ viết người Dao ở Lai Châu
Vượt qua những khó khăn ban đầu, đến nay gia đình bà Lộc đã xây dựng được mô hình Nuôi dế. Thái theo quy trình khép kín từ giai đoạn đẻ trứng, ấu trùng, dế con, dế sữa đến dế trưởng thành với 100 chuồng. Bình quân, mỗi chuồng nuôi cho ra khoảng 20 – 30kg Dế thương phẩm., trứng dế từ 18 – 20kg. Hiện nay, Dế thương phẩm. có giá từ 55.000 – 70.000 đồng/kg, còn trứng Dế giống. 70.000 – 100.000 đồng/kg. Với mức giá này, mỗi năm bà Lộc thu lãi khoảng 600 triệu đồng, qua đó giúp kinh tế gia đình bà ngày càng ổn định.
“So với nuôi những con vật khác thì Nuôi dế. có ưu điểm là ngắn ngày, ít nhất 1 năm thu được 3 đợt, riêng gia đình nhà tôi thu 4 đợt. Chính vì Nuôi dế. nhanh thu lợi nhuận nên rất thích hợp cho người dân đầu tư và phát triển”, bà Lộc nói và cho biết, nếu người dân có nhu cầu Nuôi dế., bà sẵn sàng hỗ trợ, tư vấn, bao tiêu sản phẩm để giúp họ ổn định kinh tế.
Hiện nay nhu cầu tiêu thụ côn trùng, trong đó có mặt hàng dế ngày càng lớn. Ảnh: Tuấn Anh.
Hiện tại, thị trường tiêu thụ dế Thái của gia đình bà Lộc rộng khắp trên cả nước. Riêng với mặt hàng dế thịt và trứng dế, gia đình bà Lộc cung cấp cho các tỉnh như: Hải Phòng, Thanh Hóa, Hải Dương, Nghệ An, Hà Tĩnh….
Bà Hồ Thị Minh Thư, Chủ tịch UBND xã Đăk Ta Ley cho biết, gia đình bà Lộc là gương điển hình trong phát triển kinh tế của địa phương. Bà Lộc luôn biết cách nắm bắt thông tin, trao đổi, học hỏi các mô hình phát triển kinh tế, đặc biệt là mô hình Nuôi dế. Thái. Để từ đó, sản xuất kinh doanh ngày càng có hiệu quả và doanh thu năm sau luôn cao hơn năm trước.
“Hiện nay, chúng tôi cũng khuyến khích các hộ dân trong vùng Nuôi dế. để tăng thêm thu nhập. Tuy nhiên, Nuôi dế. đòi hỏi phải có nhiều kinh nghiệm, cho nên trong thời gian tới những hộ tham gia sẽ tổ chức tham quan, học tập cách Nuôi dế. của gia đình bà Lộc để nhân rộng mô hình này”, bà Thư chia sẻ.
Bạn đang đọc bài viết Nuôi dế Thái, ‘hái tiền’ quanh năm tại chuyên mục Chăn nuôi của Báo Nông Nghiệp Việt Nam. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ với Báo Nông nghiệp Việt Nam xin vui lòng gửi về hòm thư số điện thoại, zalo: 0369024447.
Tuấn Anh.
tin liên quan
Việc đầu tư chăn nuôi heo (quy mô, công nghệ…) gần đây cũng chiếm tỷ trọng cao tương xứng và cao hơn nhiều so với các ngành chăn nuôi khác.
Huyện Cam Lâm, ‘thủ phủ’ chăn nuôi ở tỉnh Khánh Hòa đang chuyển dịch từ hình thức chăn nuôi nông hộ sang chăn nuôi trang trại gắn với an toàn dịch bệnh.
BÌNH ĐỊNH Giá heo hạ thấp ngay tại thời điểm cần tăng đàn để cung ứng thịt cho thị trường dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn, người chăn nuôi nông hộ đang vừa nuôi vừa run…
Chàng trai tật nguyền Nguyễn Văn Huy đã chiến thắng số phận và tạo dựng được cơ ngơi bạc tỷ khiến từ nuôi gà lai chọi khiến nhiều người thán phục.
Xem thêm : Video bóng đá Hong Kong vs Thái Lan – KQBD Giao hữu 2023
YÊN BÁI Nắm bắt thị hiếu của thị trường, nhiều hộ dân ở xã Hưng Thịnh, huyện Trấn Yên đầu tư, phát triển nuôi lợn đen, gà Mông phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập.
YÊN BÁI Các mô hình nuôi dúi, cầy hương và rắn đang đem lại thu nhập hàng tỷ đồng mỗi năm cho người dân tại Yên Bái.
QUẢNG NINH Từ hộ nghèo, anh Lý Đức Bảo vươn lên làm giàu nhờ nuôi gà Tiên Yên, bên cạnh đó, anh cũng hỗ trợ bà con phát triển kinh tế từ giống gà đặc sản này.
YÊN BÁI Mô hình nuôi hươu sao của cựu chiến binh Nguyễn Xuân Triển, ở thôn Kim Bình, xã Hưng Thịnh là một trong những điển hình dám nghĩ, dám làm trong phát triển kinh tế.
Tại Hà Tĩnh, giá lợn hơi hiện giảm còn 48.000 – 49.000đ/kg khiến người nuôi lỗ nặng, bà con tái đàn rất rụt rè, nguy cơ thiếu hụt nguồn cung thực phẩm dịp tết.
Công ty TNHH Dabaco Thanh Hóa tiếp tục nhập 600 con lợn giống cụ kỵ từ Pháp về Việt Nam để bổ sung vào trang trại.
Ông Trương Khắc Trí, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Ninh Thuận trao đổi với Báo Nông nghiệp Việt Nam về chủ trương xây dựng các chuỗi liên kết xoay quanh sản phẩm dê, cừu.
TIỀN GIANG Để vacxin dịch tả lợn Châu Phi đạt hiệu quả cao nhất, các chuyên gia cho rằng vẫn cần thực hiện triệt để các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học.
Chi cục Chăn nuôi và Thú y Quảng Trị lấy 130 mẫu nước tiểu kiểm tra chất cấm Salbutamol tại các cơ sở giết mổ nhưng tất cả đều âm tính.
YÊN BÁI Gạo lúa nếp đen thường được sử dụng trong các dịp trọng đại của làng, của xã. Lúa nếp đen vừa là lương thực, vừa là một nét văn hóa của dân tộc Mường.
SƠN LA Sử dụng chế phẩm Emuniv xử lý rơm rạ trên ruộng giúp năng suất lúa tăng 30 – 40% so với quy trình cũ, giảm chi phí và nâng cao chất lượng hạt gạo.
Nhận thông báo khi bài viết có sự thay đổi
Giúp nongnghiep.vn sửa lỗi !
Nguồn: https://cakhiatv.bet
Danh mục: News