Thứ Bảy, Tháng Mười Hai 9, 2023
thevangtv
HomeNewsVú sữa Vĩnh Kim trước mùa

Vú sữa Vĩnh Kim trước mùa

Vú sữa Vĩnh Kim trước mùa

Vú sữa Vĩnh Kim rất dễ bán. Vào mùa cũng không sợ dội chợ, chỉ giảm giá. Tới mùa vú sữa, thương lái đến mua rất nhiều…

Năm nào cũng vậy, khoảng tháng 9, 10 âm lịch, vú sữa đầu mùa Vĩnh Kim cũng có giá khoảng 280 ngàn đồng/chục (một chục: 12 trái, khoảng 3-4kg). Tùy theo cân nặng của trái, nhưng tính bình quân 1 trái cũng có giá từ 20 – 30 ngàn đồng.

Vú sữa nâu trước mùa hiện còn ít, lại to và nặng cân nên giá có đắt hơn, đến 360 ngàn đồng/chục. Ở thành phố Hồ Chí Minh, tại các sạp bán trái cây đường Nguyễn Tri Phương, vú sữa nâu khoảng 4 trái/kg, có giá 190.000 đồng/kg.

Vú sữa ở Vĩnh Kim (Tiền Giang) nổi tiếng là vú sữa Lò Rèn. Có 3 loại vú sữa Lò Rèn: vú sữa hột gà, vú sữa trắng, vú sữa xanh. Hai loại đầu được khách hàng ưa chuộng hơn. Cây vú sữa có tuổi thọ rất cao, khoảng 60 năm. Cây vú sữa tơ trưởng thành 10 – 15 năm tuổi, cho trái “3 người hái 1 ngày không hết”, khoảng 4, 5 thiên (ngàn) trái; tính trọng lượng cũng trên 1 tấn/cây. Cây vú sữa trưởng thành còn có ưu điểm cho trái lớn, loại 1. Trái loại 1 có cân nặng trung bình khoảng 300 gr/trái.

Còn vì sao gọi “Lò Rèn” thì được ông Phạm Ngọc Lộc (Sáu Lộc), một lão nông có vườn vú sữa Lò Rèn 60 năm tuổi, giải thích: “Gọi là vú sữa Lò Rèn vì trước đây do một ông chủ lò rèn xin ở đâu được một nhánh vú sữa về trồng, đến khi cây cho trái, nào ngờ trái ngon, nên người dân Vĩnh Kim xin chiết nhánh về trồng. Từ đó, vú sữa ở vùng Vĩnh Kim có thương hiệu Lò Rèn”. Với 3 công đất trồng vú sữa, tuy cây vú sữa vườn ông Sáu Lộc đã lão, ông vẫn kiếm được trung bình khoảng 50 triệu/mùa/năm. Tính bình quân mười mấy triệu/công.

Tham Khảo Thêm:  Sầu riêng Musang King trồng ở miền Tây, giá rẻ chưa từng có

Mùa vú sữa vào khoảng tháng 11 âm lịch tới tháng 2 năm sau. Vú sữa nghịch mùa không nhiều, cũng không có giá trị, vì trái bị sượng, không ngon. Về chuyện cây vú sữa cho trái trước mùa, ông Sáu Lộc cho biết thêm: “Cây vú sữa cho trái đúng theo chu kì. Vườn nào sớm thì năm sau cũng sớm; vườn nào trễ thì năm sau cũng trễ. Không thể bón thúc được đâu. Cây vú sữa sẽ giảm tuổi thọ rất mau. Hiện nay, chắc do phân thuốc bị lạm dụng mà cây vú sữa không còn tuổi thọ cao. Cây mới hai, ba chục năm đã chết rồi”.

Vú sữa Vĩnh Kim rất dễ bán. Vào mùa cũng không sợ dội chợ, chỉ giảm giá. Tới mùa vú sữa, thương lái đến mua rất nhiều; người, xe nườm nượp, không khác gì những ngày hội. Xe đò từ vùng quê Vĩnh Kim đi thành phố Hồ Chí Minh chở bạn hàng cả đêm. Như hiện giờ, do nhu cầu đi lại của dân kinh doanh vú sữa mà đến 9, 10 giờ tối mới hết xe về thành phố.

Việc mua bán vú sữa ở Vĩnh Kim diễn ra cả ngày: sáng sớm đến 8, 9 giờ, nhà vườn từ các xã lân cận Vĩnh Kim, như: Bàn Long, Long Hưng, Dưỡng Điềm, Hữa Đạo, Song Thuận, Mỹ Long… Đem trái cây, vú sữa ra các chợ vựa ở Vĩnh Kim bán. Sau thu mua, chủ vựa sẽ tuyển lựa, phân loại, lau trái, rồi lót lá vô thùng, đóng thùng cho tới 5 giờ chiều. Sau 5 giờ, xe tải vào Vĩnh Kim lên hàng đến khuya hoặc cả đêm tùy vào lượng trái cây nhiều hay ít.

Hiện nay có nhiều nhà vườn ở vùng Vĩnh Kim và các xã lân cận đăng kí trồng vú sữa theo tiêu chuẩn Global Gap. Có một số hộ đã đạt được tiêu chuẩn này. Hi vọng, rồi đây trái vú sữa Vĩnh Kim sẽ có được thương hiệu quốc tế để đi xa hơn đến các nước. Tuy nhiên, việc vận chuyển loại trái cây này rất khó khăn, vì vỏ mềm dễ bị bầm giập.

Vĩnh Kim không còn giữ vị trí quán quân về sản lượng vú sữa Lò Rèn, nhưng vẫn còn là trung tâm thương mại của loại trái cây này.

Hi vọng Vĩnh Kim vẫn luôn phát huy được vai trò của một chợ đầu mối trái cây Nam Bộ; đồng thời, bà con nông dân Vĩnh Kim cũng mong mỏi các nhà khoa học có hướng cải tạo đất trồng và cách giải quyết nguồn nước để cây vú sữa vẫn luôn xanh tốt trên vùng đất mà họ đã có kinh nghiệm cha truyền con nối này.

Tham Khảo Thêm:  Nhận định bóng đá dự đoán Nurnberg vs Magdeburg Hạng 2 Đức

Cây vú sữa Vĩnh Kim chết nhiều bởi hai căn bệnh phổ biến: thối rễ, khô cành. Với các căn bệnh này, nhà vườn Vĩnh Kim đành chịu bó tay. Họ đoán già đoán non là do nguồn nước không ổn định: khi thì khô hạn, lúc lại ngập úng. Cây vú sữa chỉ thích hợp với việc thủy triều lên xuống thường nhật, mà nước ở Vĩnh Kim không còn được như vậy. Anh Năm Hồng, cán bộ địa phương Vĩnh Kim, cho biết: “Thiếu nước lên xuống mỗi ngày, vú sữa sẽ không tốt; còn dư nước chỉ cần đôi, ba ngày, cây vú sữa sẽ chết. Cây chỉ còn biết đốn làm củi”.

Đất trồng vú sữa Vĩnh Kim không còn nhiều, khoảng 200 ha; hộ trồng vú sữa nhiều nhất cũng chừng 5 công, hộ trung bình 2, 3 công, năng suất bình quân 15 tấn/ha. Tính chung cả xã có sản lượng trung bình 3.000 tấn/năm. Anh Bảy Hồng, nguyên chủ tịch Hội làm vườn địa phương, lại cho biết: “Vĩnh Kim bây giờ chỉ có tiếng chớ không có miếng. Vú sữa bây giờ nhiều là ở các vùng xung quanh Vĩnh Kim, các xã nằm ven sông Tiền, nước sông lên xuống hàng ngày nên cây tốt, trái nhiều mà lại rất to”.

Bạn đang đọc bài viết Vú sữa Vĩnh Kim trước mùa tại chuyên mục Khuyến nông của Báo Nông Nghiệp Việt Nam. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ với Báo Nông nghiệp Việt Nam xin vui lòng gửi về hòm thư số điện thoại, zalo: 0369024447.

Thạch Thảo.

  • Thụ tinh nhân tạo thành công bò Wagyu và bò vàng A Lưới

    THỪA THIÊN – HUẾ 7 bê lai Wagyu ra đời là kết quả lai tạo giữa giống bò vàng A Lưới với bò đen Nhật Bản bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo.

  • Xuất khẩu 20.000 chai nước uống mật hoa dừa sang Mỹ

    TRÀ VINH Ngày 27/10, Sở NN-PTNT tỉnh Trà Vinh cho biết, lô hàng nước uống mật hoa dừa tươi ‘Đặc sản Trà Vinh’ đầu tiên đã được một doanh nghiệp xuất khẩu sang Mỹ.

  • Chăn nuôi gia cầm Việt Nam phải đi từ an toàn dịch bệnh

    Đồng Nai Để các sản phẩm gia cầm được các thị trường nhập khẩu chấp nhận, xây dựng cơ sở, vùng an toàn dịch bệnh phải được ưu tiên đặt lên hàng đầu.

  • Cá biển nuôi mắc bệnh lở loét chết hàng loạt

    Từ đầu năm đến nay, người nuôi trồng thủy sản lồng bè trên vịnh Vân Phong, huyện Vạn Ninh (Khánh Hòa) thiệt hại nặng vì cá biển mắc bệnh lở loét gây chết hàng loạt.

    Tham Khảo Thêm:  Giá xăng dầu hôm nay 23/10/2023: Thế giới giảm, trong nước có thể tăng
  • Ông Lập nuôi gà Ai Cập an toàn sinh học

    Mô hình nuôi gà Ai Cập đẻ trứng an toàn sinh học ở Hậu Giang gắn với liên kết chuỗi giá trị đã góp phần quản lý hiệu quả dịch bệnh.

  • Cần Thơ vắng bóng chăn nuôi công nghiệp

    289 cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm của TP Cần Cơ quy mô chủ yếu vừa và nhỏ, thiếu nguồn vốn và chính sách để ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất.

  • Nơi lưu giữ hơn 450 cây ăn quả có múi bố mẹ

    HÀ TĨNH Bằng các nguồn lực xã hội hóa và đóng góp của cán bộ, công nhân viên, đến nay, Trại giống Truông Bát đã lưu giữ được 450 cây ăn quả có múi bố mẹ (s0 và s1).

  • Giết mổ từ 10 con gia súc/ngày vẫn phải có giấy phép môi trường

    Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 08/2022 vẫn giữ quy định mổ từ 10 con lợn trở lên phải có giấy phép môi trường.

  • 'Nông dân cười là hạnh phúc của người làm khuyến nông'

    ‘Những cán bộ khuyến nông sẽ thật sự hạnh phúc khi chúng ta tạo ra hạnh phúc cho người nông dân…’, Bộ trưởng Lê Minh Hoan.

  • Quảng Trị xây dựng thương hiệu cho bò lai BBB

    Quảng Trị ưu tiên dành nguồn lực hỗ trợ phát triển giống bò lai BBB trở thành sản phẩm chăn nuôi chủ lực, đặc thù của tỉnh.

  • Hội thi trà shan tuyết Hà Giang

    Ngày 26/10, UBND tỉnh Hà Giang tổ chức hội thi trà shan tuyết Hà Giang năm 2023. Hội thi nhằm quảng bá, nâng tầm giá trị của cây chè shan tuyết Hà Giang.

  • Siết quản lý giống cây lâm nghiệp để nâng chất lượng rừng trồng

    Để nâng cao chất lượng rừng trồng, Bình Định đang siết chặt quản lý chất lượng giống cây lâm nghiệp.

  • Thụ tinh nhân tạo thành công bò Wagyu và bò vàng A Lưới

    THỪA THIÊN – HUẾ 7 bê lai Wagyu ra đời là kết quả lai tạo giữa giống bò vàng A Lưới với bò đen Nhật Bản bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo.

    Cần Thơ vắng bóng chăn nuôi công nghiệp
    Chăn nuôi gia cầm Việt Nam phải đi từ an toàn dịch bệnh

    Đồng Nai Để các sản phẩm gia cầm được các thị trường nhập khẩu chấp nhận, xây dựng cơ sở, vùng an toàn dịch bệnh phải được ưu tiên đặt lên hàng đầu.

    Cá biển nuôi mắc bệnh lở loét chết hàng loạt
    Ớt Palermo 'khổng lồ' được săn đón

    SƠN LA Xuất hiện tại Mộc Châu chưa lâu, giống ớt ngọt Palermo khiến nhiều người thích thú bởi kích cỡ quả ‘khổng lồ’ (200 – 300g/quả), ăn lại rất ngon và giàu dinh dưỡng.

    Nơi lưu giữ hơn 450 cây ăn quả có múi bố mẹ

    HÀ TĨNH Bằng các nguồn lực xã hội hóa và đóng góp của cán bộ, công nhân viên, đến nay, Trại giống Truông Bát đã lưu giữ được 450 cây ăn quả có múi bố mẹ (s0 và s1).

    Siết quản lý giống cây lâm nghiệp để nâng chất lượng rừng trồng

    Nhận thông báo khi bài viết có sự thay đổi

    Giúp nongnghiep.vn sửa lỗi !

    admin
    adminhttp://cakhiatv.bet
    Tìm hiểu về tác giả Trần Khánh và sự đóng góp của ông trong lĩnh vực của mình. Trần Khánh là một tác giả có uy tín, đồng thời là thành viên quan trọng trong đội ngũ cakhiatv.bet.
    RELATED ARTICLES

    Most Popular

    Recent Comments